News
NHỮNG DẤU HIỆU TRỞ NẶNG CỦA TRẺ MẮC TAY CHÂN MIỆNG VÀ 6 SAI LẦM BỐ MẸ NÊN TRÁNH

Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm do virus gây ra, thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Bệnh có thể nhẹ và tự khỏi, nhưng nếu không phát hiện sớm những ca bệnh có nguy cơ chuyển biến nặng sẽ bỏ sót chẩn đoán dẫn đến biến chứng nặng nề, thậm chí tử vong.
Theo BSCKII. Phan Thị Thu Minh, khoa Nhi & Nhi sơ sinh bệnh viện Việt Pháp Hà Nội, trong quá trình theo dõi trẻ bị tay chân miệng, quan trọng nhất là phụ huynh theo sát để phát hiện được những dấu hiệu có nguy cơ diễn biến nặng lên.
- Dấu hiệu rất quan trọng là giật mình. Phụ huynh cần chú ý quan sát tần suất giật mình vô cớ của trẻ có tăng theo thời gian không vì nếu giật mình vô cớ hơn 2 lần trong 30 giây có thể là dấu hiệu của tình trạng nhiễm độc thần kinh. Nhiều trường hợp trẻ ở tình trạng nặng sẽ bị giật mình liên tục hoặc giật mình ngay cả lúc ngủ sâu.
- Ngoài ra, có 1 số trẻ sẽ quấy khóc liên tục, trẻ bị khó thở, nôn nhiều, nôn khan, khó nuốt, yếu chân tay, đi loạng choạng, co giật.
- Trẻ bỏ uống hoặc bỏ bú
- Khi trẻ có dấu hiệu sốt trên 2 ngày và sốt cao (trẻ sốt cao liên tục trên 38,5 độ C, dùng thuốc Paracetamol cũng không hạ), đó là dấu hiệu trẻ trở nặng, bố mẹ cần cho con đến viện ngay.
Bác sĩ Minh cho biết thêm, có 6 sai lầm của bố mẹ khi chăm sóc con bị tay chân miệng vô tình khiến bệnh của con trở nặng hơn như sau:
- Tự ý dùng kháng sinh cho trẻ: Tay chân miệng do virus gây ra nên kháng sinh hoàn toàn không có tác dụng. Việc lạm dụng kháng sinh không chỉ không giúp khỏi bệnh mà còn gây rối loạn tiêu hóa, kháng thuốc, ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của trẻ.
- Ngừng ăn, kiêng ăn: Nhiều bố mẹ vì lo trẻ đau miệng nên chỉ cho uống sữa hoặc nước lọc, bỏ bữa hoặc kiêng khem quá mức, khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, mất sức, kéo dài thời gian hồi phục.
- Không vệ sinh miệng và thân thể vì sợ bé đau: Một số bố mẹ ngừng đánh răng, rửa miệng hay vệ sinh tay chân bé vì sợ làm đau bé, dẫn đến tình trạng nhiễm trùng vùng tổn thương, khiến bệnh nặng hơn.
- Không theo dõi các dấu hiệu cảnh báo biến chứng, điều trị quá muộn
Nhiều bố mẹ chủ quan vì nghĩ bệnh sẽ tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, nếu không chú ý các dấu hiệu cảnh báo sớm biến chứng thần kinh, tim mạch, trẻ có thể diễn tiến nặng rất nhanh, thậm chí chỉ trong vài giờ.
- Không theo sõi sát các dấu hiệu: Nhiều bố mẹ có suy nghĩ chủ quan khi con đã được bác sĩ thăm khám và được chẩn đoán tay chân miệng mức độ nhẹ, chỉ cần theo dõi tại nhà. Tuy nhiên, tay chân miệng là bệnh tiến triển theo thời gian. Vì vậy, bố mẹ cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ và theo dõi chặt chẽ từng biểu hiện của trẻ để phát hiện sớm dấu hiệu trở nặng.
- Nhiều mẹ nghĩ rằng trẻ từng bị bệnh sẽ không mắc lại nữa
Trẻ từng bị bệnh tay chân miệng vẫn có khả năng mắc lại vì có nhiều chủng siêu vi gây ra bệnh này. Thường gặp nhất là chủng virus Coxsackie A16, ngoài ra còn có Coxsackie nhóm A (A5, A7, A9, A10) hoặc Coxsackie nhóm B (B2, B5 và EV-17),
Tại Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội, lộ trình điều trị cho trẻ được đưa ra bởi các bác sĩ Nhi khoa đào tạo quốc tế, giàu kinh nghiệm. Hệ thống trang thiết bị hiện đại luôn sẵn sàng 24/7 hỗ trợ các bác sĩ trong mọi tình huống, đảm bảo an toàn nhất cho trẻ. Trong trường hợp theo dõi tại nhà, bố mẹ sẽ được bác sĩ hướng dẫn cụ thể về các dấu hiệu nguy hiểm cần lưu ý, theo dõi tình trạng của trẻ để có thể điều chỉnh lộ trình kịp thời, giúp trẻ nhanh hồi phục sức khỏe.
Đồng thời, bác sĩ sẽ hướng dẫn mẹ các biện pháp phòng ngừa toàn diện, từ các giải pháp cơ bản như việc rửa tay cho bé thường xuyên với xà phòng, cho đến tư vấn chuyên sâu về các loại vắc-xin giúp trẻ tạo “tấm lá chắn miễn dịch” trước nhiều virus, vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm.
Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc đặt lịch khám với các bác sĩ Nhi khoa, vui lòng liên hệ qua HOTLINE 024.35771100, INBOX Fanpage "Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội" hoặc Zalo OA zalo.me/2008009049335817955.